Ý thức tiểu nông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một nông dân Trung Quốc đang cày bừa trên cánh đồng vào thập niên 1910 hoặc 1920.

Ý thức tiểu nông (giản thể: 小农意识; phồn thể: 小農意識; bính âm: Xiǎonóng yìshí) là một thuật ngữ dùng để mô tả chủ nghĩa địa phương có nguồn gốc từ nông thôn Trung Quốc, và có liên quan đến xã hội biệt lập, truyền thống, và các khía cạnh nông nghiệp trong văn hóa Trung Quốc.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn người dân trong lịch sử Trung Quốc sống trong xã hội phong kiến có nghĩa là hầu hết mọi người đều là nông dân sở hữu một lượng nhỏ đất đai.[1] Dưới quyền lực tập trung từ lâu, xã hội Trung Quốc tập trung rất nhiều vào truyền thống, trật tự và quyền lực cũng như các nhóm dựa vào gia đình.[2] Phí Hiếu Thông mô tả trong cuốn Hương thổ Trung Quốc rằng "Dân làng hạn chế phạm vi hoạt động hàng ngày; họ không đi xa; họ hiếm khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài; họ sống đời cô độc; họ duy trì vòng tròn xã hội biệt lập của riêng mình".[3] Trong bối cảnh này, giới khoa học xã hội Trung Quốc đã định nghĩa thuật ngữ này một cách lỏng lẻo là khái niệm đa chiều đề cập đến dạng tâm lý văn hóa khép kín, bảo thủ, gò bó và sợ cạnh tranh.[4]

Có rất nhiều tài liệu về sự cô lập này của nông dân kể từ thế kỷ 20. Một thứ "rào cản tinh thần" được Mao Trạch Đông mô tả, Nó đã được ghi lại bằng các tác phẩm văn học như The Good Earth của Pearl S. BuckThuốc cùng AQ chính truyện của Lỗ Tấn.[5] Tuy nhiên, ý thức về chủ nghĩa tập thể cũng đã được ghi nhận, nó chỉ giới hạn trong gia đình hoặc một nhóm cụ thể và thiếu quan tâm đến tình hình bên ngoài gia đình.[6] Phí Hiếu Thông giải thích tình trạng này theo "phương thức liên kết khác biệt", trái ngược với "phương thức liên kết tổ chức" ở phương Tây.[7]

Phân tích[sửa | sửa mã nguồn]

Yuan Yingchuan, Yan Hairong và Zhang Yong cho rằng tâm lý này có yếu tố "chủ nghĩa quân bình tuyệt đối", trích dẫn các cuộc khởi nghĩa nông dân và "sự bình đẳng trước hoàng đế".[8] Tuy nhiên, Feng và những người khác phản đối tuyên bố của họ, cho đó là một hình thức của chủ nghĩa độc tài ở nông thôn hơn là chủ nghĩa quân bình.[9] Feng cũng sử dụng thuật ngữ này để giải thích các hành vi trong sự khác biệt văn hóa Trung Quốc và Mỹ mà lý thuyết chiều văn hóa của Geert Hofstede không thể giải thích được.[10]

Mặc dù xã hội Trung Quốc đã thay đổi đáng kể kể từ cuộc cách mạng Tân Hợicách mạng cộng sản, ngay cả khi suy thoái nhưng tâm lý này vẫn được coi là bắt nguồn từ xã hội Trung Quốc.[11] Huang và Ng quan sát rằng tâm lý này có thể ảnh hưởng đến người lao động nhập cư và quan hệ lao động ở Trung Quốc.[12]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Feng, Liu & Jiang 2019, tr. 708.
  2. ^ Feng, Liu & Jiang 2019, tr. 708-709; Yuan 2002, tr. 51.
  3. ^ Feng, Liu & Jiang 2019, tr. 708; Fei 1992, tr. 41.
  4. ^ Feng, Liu & Jiang 2019, tr. 707; Yuan 2002, tr. 45.
  5. ^ Feng, Liu & Jiang 2019, tr. 707.
  6. ^ Feng, Liu & Jiang 2019, tr. 708-709; Fei 1992, tr. 142.
  7. ^ Feng, Liu & Jiang 2019, tr. 707; Zhang 2015, tr. 142; Fei 1992, tr. 62.
  8. ^ Yan 2008, tr. 254; Yuan 2002, tr. 52; Zhang 2015.
  9. ^ Feng, Liu & Jiang 2019, tr. 706.
  10. ^ Feng, Liu & Jiang 2019, tr. 710-712.
  11. ^ Zhang 2015, tr. 144; Feng, Liu & Jiang 2019, tr. 707.
  12. ^ Huang & Ng 2021, tr. 1443-1444.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Feng, Jing Betty; Liu, Leigh Anne; Jiang, Chunyan (tháng 12 năm 2019). “Parochialism and Implications for Chinese Firms' Globalization”. Management and Organization Review (bằng tiếng Anh). 15 (4): 705–736. doi:10.1017/mor.2019.12. hdl:1951/70896. ISSN 1740-8776. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2023.
  • Fei, Xiaotong (1992). From the soil, the foundations of Chinese society: a translation of Fei Xiaotong's Xiangtu Zhongguo. Hamilton, Gary G.; Wang, Zheng biên dịch. Berkeley: University of California Press. ISBN 978-0-520-07796-6.
  • Yan, Hairong (8 tháng 12 năm 2008). “New Masters, New Servants: Migration, Development, and Women Workers in China”. New Masters, New Servants (bằng tiếng Anh). Duke University Press. ISBN 978-0-8223-8865-4. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2023.
  • Yuan, Yingchuan (tháng 12 năm 2002). “析中国传统村落社会小农意识的生成土壤” [Analysis on formed soil of small-peasants consciousness in Chinese traditional rural society] (PDF). Journal of Xinyang Teachers College(Philosophy and Social Science Edition) (bằng tiếng Trung). 22 (6): 50–53. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2023.
  • Zhang, Yong (2015). “中国农民传统心理探析” [Analysis of Chinese Farmers' Traditional Psychology]. Journal of Guangxi Normal University (Philosophy and Social Science Edition) (bằng tiếng Trung). 51 (2): 140–145. doi:10.16088/j.issn.1001-6597.2015.02.022. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2023.
  • Huang, Yu; Ng, Kenneth Tsz Fung (17 tháng 11 năm 2021). “Overcoming 'small peasant mentality': semi-proletarian struggles and working-class formation in China”. Globalizations (bằng tiếng Anh). 18 (8): 1436–1452. doi:10.1080/14747731.2021.1884330. ISSN 1474-7731. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2023.